Cách quản lý độ pH cho bể cá an toàn

5/5 - (12 bình chọn)

Ngoài việc duy trì bể cá của bạn một cách sạch sẽ bằng cách thay nước thường xuyên thì việc quản lý độ pH cho bể cá một cách an toàn cũng là điều mà người chơi cần phải quan tâm đến khi nuôi cá cảnh.

Nguyên nhân nào gây ra tăng pH hoặc giảm pH trong bể cá và làm cách nào để bạn có thể kiểm soát nó một cách tốt nhất? Hãy cùng Aqua Mart tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Nguyên nhân nào gây ra tăng độ pH cho bể cá?

Trước khi tìm hiểu, điều quan trọng các bạn phải hiểu rõ thang đo pH.

  • Độ pH 1 – 6,9: có tính axit
  • Độ pH 7: có tính trung hòa
  • Độ pH 7,1 – 14: có tính kiềm (bazơ)
Cách quản lý độ pH cho bể cá an toàn, độ ph cho bể cá, tăng độ ph cho bể cá, giảm ph cho bể cá, bút đo ph cho bể cá, tăng ph cho bể cá
Cách quản lý độ pH cho bể cá an toàn 3

Khi nói đến việc duy trì một bể cá khỏe mạnh để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho các vật nuôi trong bể thủy sinh thì việc duy trì mức độ pH tối ưu rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người mới chơi không rõ điều gì gây ra độ pH tăng cao trong bể cá. Vì vậy, Aqua Mart đã liệt kê ra danh sách một số điều quan trọng nhất để bạn biết rõ hơn nguyên nhân gây ra độ pH tăng cao trong bể cá.

  • Mức độ suy giảm co2 có thể là nguyên nhân gây ra độ pH cao trong bể cá
  • Thay nước máy vào bể cá một cách thường xuyên cũng có thể dẫn đến mức độ pH cao hơn.
  • Nước chưa được xử lý từ các nguồn ngước như: nước mưa, giếng khoan, nước suối v.v.. cũng có thể làm tăng mức độ pH vì những nguồn nước trên có ham lượng kiềm hoặc axit khá cao.
  • Việc thêm các chất bổ dạng kiềm vào bể cá cũng có thể dẫn đến mức độ pH trong bể cá tăng mạnh.
  • Thức ăn cho quá nhiều không loại bỏ thức ăn thừa sau khi cá không ăn hết cũng có thể làm cho nồng độ pH trong bể cá tăng đột ngột.
  • Việc cây thủy sinh hấp thụ co2 cũng có thể khiến nồng độ pH cho bể cá tăng lên.
  • Đồ trang trí cho bể cá cũng có thể làm tăng độ kiềm
  • Các chất thải từ cá có thể làm tăng nồng độ pH. Điều quan trọng là bể cá của bạn phải được trang bị hệ thống thống lọc phù hợp nhất để loại bỏ các chất thải của cá một cách tốt nhất.

Như vậy, đây là một số điều quan trọng nhất bạn nên xem xét tìm hiểu nguyên nhân gây ra độ pH cho bể cá bị tăng cao. Những điều này có thể giúp bạn có ý tưởng tốt hơn cho việc duy trì mức độ pH cho bể cá một cách an toàn hiệu quả nhất.

Độ pH cho bể cá tốt nhất là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn biết. Mức độ pH được khuyến khích cho bể cá nhiệt đới là từ 6,8 – 7,2. Điều này rất quan trọng khi bạn nuôi nhiều loại cá nhiệt đới trong bể cá của mình. Tuy nhiên, một số loại cá như cá molly hay cá đuôi kiếm lại cần độ pH từ 7,2 – 7,5 để chúng có thể phát triển khỏe mạng và ở loài cá vàng khi nuôi cũng cần độ pH giữ ở mức độ 7,5. Điều quan trọng cần biết là với mỗi loài khác nhau sẽ có yêu cầu về độ pH khác nhau vì vậy mức độ pH tối ưu chính xác có thể thay đổi tương ứng với mỗi loài.

Cách kiểm tra độ pH của nước bể cá

Kiểm tra mức độ pH của nước trong bể cá cảnh là rất quan trọng để đảm bảo pH luôn được ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách thì hãy sử dụng thiết bị máy đo pH nước hồ cá. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để đo độ pH của bể cá. Bạn cũng có thể sử dụng dải giấy quỳ pH để kiểm tra độ pH cho bể cá và quan sát sự thay đổi màu sắc để nhận biết mức độ pH thấp hay cao trong bể cá.

Cách quản lý độ pH cho bể cá an toàn, độ ph cho bể cá, tăng độ ph cho bể cá, giảm ph cho bể cá, bút đo ph cho bể cá, tăng ph cho bể cá
Cách quản lý độ pH cho bể cá an toàn 4

Làm thế nào để giảm pH cho bể cá

Khi bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân làm tăng pH trong bể cá thì cũng là lúc bạn phải cố gắng tìm hiểu những cách tốt nhất để giảm độ pH trong bể cá của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những cách sau đây để làm giảm độ pH trong bể một cách hiệu quả.

Sử dụng hệ thống lọc RO

Sử dụng hệ thống lọc RO là một trong những cách tốt nhất để giảm mức độ pH trong nước vì nó có chứa một số chất hóa học có hiệu quả làm giảm độ pH. Sử dụng bộ lọc RO cho bể cá được coi là một cách tiếp cận lâu dài để duy trì độ pH ổn định.

Sử dụng gỗ lũa

Tùy theo kích thước bể, bạn cũng có thể cho thêm lũa thủy sinh vào bể cá của mình. Lúc này lũa thủy sinh hoạt động như một bộ lọc tự nhiên trong bể cá. Đây là cách để giảm pH trong nước cực kỳ đơn giản nhưng nó có thể gây ra sự thay đổi ở màu nước trong bể.

Sử dụng rêu than bùn

Rêu than bùn tự nhiên cũng có thể sử dụng để giảm độ pH của nước trong bể cá của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải có thời gian xử lý trước khi cho vào bể. Nên ngâm rêu than bùn trong nước sạch khoảng 4 ngày trước khi cho vào bể. Điều này rất quan trọng để giữ nước hồ cá của bạn không chuyển màu sang nâu hoặc vàng. Hãy sử dụng túi lọc vật liệu để đựng rêu than bùn để tránh nó không bị trôi trong bể cá. Nên thêm rêu vào nước bể cá với số lượng nhỏ để làm giảm chậm độ pH trong nước.

Sử dụng lá bàng

Lá bàng cũng là một cách bổ sung tuyệt vời để làm giảm độ pH trong nước. Chúng không chỉ hiệu quả trong việc giảm độ pH cho bể cá mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh ở cá. Tuy nhiên, thành phần lá bàng có chất tanin nên cũng làm cho màu nước trong bể cá bị đổi màu.

Làm sạch bể cá định kỳ

Vệ sinh làm sạch bể cá định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ pH cho bể cá.

Các dấu hiệu của độ pH cao trong bể cá

Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng để nhận biết mức độ pH cho bể cá đang cao:

  • Sự phát triển đột ngột của tảo trên các đồ vật trang trí và thành bể có thể làm cho nước trở nên độc hại đối với cá.
  • Các hành vi bất thường của cá có thể là do độ pH cao. Bạn có thể thấy sự phấn khích quá mức và chúng bơi hỗn loạn khi nồng độ pH trong bể cá bị cao.
  • Cá bị bệnh là một triệu chứng để nhận biết độ pH trong bể cá bị thay đổi.

Làm cách nào để tăng pH cho bể cá

Mức độ pH trong bể cá giảm xuống có thể là một vấn đề. Vì vậy, bạn phải biết những cách tốt nhất để tăng độ pH trong bể cá.

Sục khí vào nước

Bạn có thể tăng độ pH trong bể cá bằng cách tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước bằng máy sủi oxy và điều này có thể làm giảm nồng độ co2 trong nước.

Thay nước

Mức độ pH có thể bị thấp hơn do sự tích tụ của các chất ô nhiễm trong bể. Bạn có thể cân nhắc việc thay nước để được mức pH hiệu quả.

Sử dụng vật liệu lọc

Một số vật liệu lọc có thể giúp bạn nâng cao độ pH trong bể cá. Những vật liệu lọc này là một giải pháp đơn giản nhất để tăng pH cho bể như san hô vụn, vỏ sò hoặc đá trầm tích v.v..

Sử dụng Baking soda

Baking soda có thể giúp tăng độ pH trong bể cá. Thêm một lượng vừa phải vào bể cá có thể làm tăng nhanh pH cho bể cá của bạn.

Như vậy, điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ mức độ pH tối ưu cho các loài mà bạn đang nuôi trong bể cá của mình. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được phạm vi pH hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *