Mức độ pH trong bể cá của bạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cá cảnh, dẫn đến các triệu chứng sức khỏe kém hay bệnh tật và thậm chí tử vong đối với các loài cá nhạy cảm với môi trường nước không đúng. Khi nói đến việc duy trì chất lượng nước trong bể cá thì độ pH là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Độ pH của nước máy có thể không lý tưởng cho các loại cá trong bể của bạn, vì vậy bạn cần học cách tăng giảm độ pH và kiểm tra độ pH của nước trong bể cá.
Trong bài viết này, Aqua Mart sẽ hướng dẫn các bạn tăng giảm độ pH của nước trong bể cá của mình một cách an toàn hiệu quả. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn duy trì mức độ pH phù hợp khi nuôi cá cảnh.
Lưu ý: Trước khi bạn quyết định tăng giảm độ pH cho hồ cá của mình, bạn cần quan sát xem cá của bạn có những biểu hiện bất thường hay không. Nếu không, tốt nhất là bạn nên để nguyên và tập trung vào việc giữ mức độ pH đó ổn định.
Mục lục
Độ pH là gì? Tại sao độ pH của bể cá lại quan trọng?
Độ pH của nước liên quan đến hóa học trong nước. Về cơ bản, pH phụ thuộc vào một số yếu tố như sự hiện diện của các khoáng chất vi lượng, nồng độ hóa chất và loại chất nền bạn đang sử dụng trong bể của mình. pH của nước được đo trên thước tỉ lệ từ 0 đến 14. Trên thước đo, pH 7,0 được coi là trung tính. Các giá trị dưới 7,0 là có tính axit, trong khi các giá trị trên 7,0 có tính kiềm.
Tất cả các loài cá đều thích nghi với các mức độ pH khác nhau trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Vì vậy, độ kiềm thấp có thể thích hợp cho một số loài cá nhưng nó có thể không phù hợp với các loài cá khác. Đó là lý do tại sao bạn phải hiểu rõ các thông số nước phù hợp của mọi loài cá mà bạn định nuôi trong bể cá của mình.
Nếu cá được nuôi trong môi trường không phù hợp với yêu cầu về pH của chúng, rất có thể một số loại cá của bạn sẽ bị căng thẳng, có thể sẽ bị bệnh hoặc thậm chí chết.
Các loài cá đã tiến hóa và thích nghi qua hàng triệu năm để phù hợp với các loại nước ngọt cụ thể. Cung cấp cho chúng nước có pH giống như trong môi trường sống tự nhiên và chúng sẽ có màu sắc đẹp hơn, có thể biểu hiện các hành vi tự nhiên hơn và có thể sinh sản trong môi trường nuôi.
Sự thay đổi pH cũng có thể giúp mầm bệnh phát triển mạnh. Điều này làm cho bệnh tật trở thành một vấn đề khác mà bạn phải đối phó. Kiểm tra các điều kiện của nước trong bể cá của bạn mỗi tuần sẽ giúp bạn phát hiện những thay đổi về độ pH một cách nhanh chóng, để giảm nguy cơ tử vong.
Cách kiểm tra độ pH của bể cá
Bạn không cần phải làm bất kỳ phép toán hay qui trình phức tạp nào. Bạn chỉ cần sắm cho mình một bộ dụng cụ kiểm tra độ pH. Hầu hết các cửa hàng phụ kiện cá cảnh sẽ bán những thứ này, nhưng bạn có thể tìm kiếm trên mạng nếu không tìm thấy. Giá của chúng có tùy thuộc vào loại và thương hiệu nhưng hầu hết đều không đắt.
Bạn có thể mua que thử làm từ giấy quỳ nhuộm . Nhúng chúng vào nước sẽ khiến chúng đổi màu. So sánh màu này với biểu đồ mã màu được cung cấp để xác định độ pH. Một số bộ dụng cụ kiểm tra thủ công yêu cầu bạn trộn mẫu nước của mình trong dung dịch hóa chất làm thay đổi màu sắc, điều này kém tiện lợi hơn một chút.
Bể cá của bạn nên có pH như thế nào?
Độ pH của bể sẽ phụ thuộc vào loài cá mà bạn nuôi. Khi bạn định nuôi một loài cá nào đó thì việc tái tạo môi trường sống tự nhiên của chúng tốt nhất có thể. Điều này bao gồm cả độ pH.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy yêu cầu về pH lý tưởng của bất kỳ hướng dẫn chăm sóc các loài cá khác nhau ở trên mạng. Bạn có thể nhận thấy rằng mỗi loại bể cá có xu hướng có độ pH khác nhau. Các bể nhiệt đới thường nằm trong khoảng từ 6 đến 7,5, trong khi bể nước biển là khoảng 7,5 đến 8,5. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ, đó là lý do tại sao việc kiểm tra nhu cầu cụ thể của cá luôn là biện pháp an toàn nhất.
Điều gì có thể ảnh hưởng đến độ pH của bể cá của bạn?
Đôi khi độ pH nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn do nhiều lý do. Hãy lưu ý các trường hợp sau và điều chỉnh lại pH của bạn nếu nhận thấy sự thay đổi.
Khi bắt đầu với một bể mới, bể cá phải mất một quá trình để phát triển các vi khuẩn có lợi. Quá trình này được gọi là chu trình nitơ, có thể làm cho bể của bạn có tính axit hơn. Trong khi chu trình nitơ hoàn tất khuyến cáo các bạn không nên thả cả trong thời điểm ban đầu này. Tuy nhiên, đôi khi chu kỳ này có thể bị kích hoạt lần thứ hai và có thể gây hại cho cá của bạn.
Axit tannic cũng có thể làm giảm độ pH. Nguyên nhân có thể là do đồ trang trí trong bể như gỗ lũa hoặc rêu than bùn. Tannin có thể là một phương pháp tốt để giảm độ pH bể cá của bạn nếu nó quá cao.
Nước máy được xử lý bằng cách sử dụng nhiều loại hóa chất để an toàn cho con người uống. Những hóa chất này cũng ảnh hưởng đến độ pH của nước.
Làm thế nào để tăng giảm độ pH
Độ pH giảm có thể là một vấn đề lớn, nhưng đừng lo lắng, có rất nhiều giải pháp để bạn thử.
Sục khí nước
Tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước sẽ làm tăng pH và sẽ giảm nồng độ carbon dioxide. Khí cacbonic có tính axit và tạo ra axit cacbonic khi hòa tan trong nước. Nồng độ axit cacbonic cao có thể làm giảm đáng kể độ pH. Có một số cách để cung cấp oxy cho nước của bạn.
Cách đơn giản nhất là đặt đầu ra của bộ lọc của bạn trên bề mặt nước. Điều này sẽ làm xáo trộn nước, hỗ trợ sự di chuyển của oxy từ không khí. Một cách nhanh nhất các bạn có thể sử dụng máy sủi oxy. Nhưng điều này làm tăng dòng chảy trong bể cá, giúp không khí di chuyển vào trong nước. Tuy nhiên, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng cá của bạn không ngại dòng chảy mạnh. Thay nước thường xuyên cũng sẽ giữ cho lượng oxy ở mức cao.
Thay đổi nước
Độ pH của bể cá có thể giảm dần khi chất ô nhiễm tích tụ. Các chất ô nhiễm được thải ra theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như chất thải của cá hoặc thức ăn thối rữa. Loại bỏ các chất ô nhiễm này sẽ giúp đưa độ pH trở lại mức tự nhiên.
Cứ sau 2-3 tuần, hãy thay khoảng 20% lượng nước trong bể của bạn và thay bằng nước máy (sau khi xử lý bằng chất khử clo). Thay một lượng nhỏ nước thường xuyên sẽ an toàn hơn thay một lượng lớn ít thường xuyên hơn, vì điều này có thể gây sốc cho cá của bạn.
Sử dụng Baking Soda và Hóa chất
Baking soda cũng là một cách để tăng pH trong nước. Thêm một lượng nhỏ vào sẽ cho kết quả nhanh chóng, nhưng bạn phải làm điều này thường xuyên nếu không độ pH sẽ giảm trở lại giá trị ban đầu. Không nên cho quá nhiều baking soda vào cùng 1 lúc vì pH tăng quá cao hoặc quá nhanh có thể gây ảnh hưởng đến cá. Cho liều lượng vừa phải (1 thìa cafe banking soda với khoảng 5 gallon = 19lit nước). Có những hóa chất mà bạn có thể sử dụng tương tự như baking soda. Sử dụng những thứ này rất rủi ro vì có thể khó duy trì độ pH nhất quán.
Thay đổi chất nền của bạn
Có một số vật liệu tăng độ pH dễ tìm và thêm vào bể cá của bạn. Điều này sẽ hoạt động theo cách tương tự như thêm tannin để giảm độ pH. Những lựa chọn tốt nhất bao gồm san hô nghiền, đá vôi, san hô hóa đá và một số loại vỏ nhất định. Chúng phổ biến trong các bể Cichlid châu Phi được biết là có độ pH cao. Kiểm tra độ pH thường xuyên sau khi bạn thêm chúng, độ pH của bạn có thể dễ dàng tăng cao hơn dự định. Bạn có thể thêm những vật liệu lọc này vào trực tiếp trong bể cá hoặc bộ lọc của bạn.
Đun sôi gỗ lũa
Nếu bạn trang trí gỗ lũa trong bể cá của mình, nó có thể giải phóng tannin và axit tannic làm giảm độ pH. Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề là loại bỏ lũa ra khỏi bể. Nhưng nếu bạn quyết tâm giữ nó trong bể thì bạn có thể thử đun sôi nó. Làm điều này thường xuyên sẽ tiêu diệt mọi vi khuẩn có vấn đề.
Kết luận
Mọi người đều trải qua một vài thất bại khi chăm sóc cá. Nếu bạn không may gặp vấn đề với độ pH, sau bài viết này Aqua Mart chia sẻ, bây giờ các bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều về cách để xử lý. Điều quan trọng là độ pH phải phù hợp với cá của bạn và điều quan trọng là độ pH phải duy trì ổn định.