5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại

Rate this post

Những nguyên nhân nào gây nên các loại rêu hại thủy sinh mà những người chơi mới mắc phải. Tảo, rêu hại là điều không thể tránh khỏi khi bạn sở hữu một bể thủy sinh. Với việc lập kế hoạch và chuẩn bị thích hợp, bạn có thể đảm bảo kiểm soát được rêu hại trong bể cá.

Vậy hãy cùng Aqua Mart tìm hiểu xem nguyên nhân nào gây lên và cách diệt rêu hại trong bể thủy sinh nhé.

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 1

Mục lục

1. Nguyên nhân gây lên rêu hại thủy sinh

Rêu hại thủy sinh là một loại thực vật phát triển mạnh trong môi trường nước , ánh sáng và giầu chất dinh dưỡng. Điều này làm cho bể thủy sinh trở thành nơi sinh sản hoàn hảo đối với rêu hại. Quá nhiều ánh sáng hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng trong nước sẽ khiến tảo và rêu hại phát triển nhanh chóng.

Nếu bạn thấy tảo, rêu hại phát triển quá mức có thể do những nguyên nhân sau:

  • Thời gian để đèn trong bể quá lâu
  • Bể để gần nới có ánh nắng trực tiếp
  • Bể bị dư thừa thức ăn của cá
  • Không thay nước thường xuyên
  • Chất dinh dưỡng tích tụ quá nhiều trong nước
5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 2

2. Các loại rêu hại trong bể thủy sinh

Nếu bạn nhìn thấy tảo hay rêu hại trong bể thủy sinh, điều quan trọng là phải xác định loại rêu hại nào hiện diện trước khi cố gắng xử lý nó. Một số loại tảo vô hại, trong khi các loại tảo hay rêu hại khác nguy hiểm và khó loại bỏ.

2.1 Tảo nâu

Tảo nâu thủy sinh đôi khi nó được gọi là tảo silic.Mặc dù nhìn không đẹp nhưng tảo nâu vô hại và rất dễ loại bỏ. Nó phổ biến nhất trong các bể thủy sinh mới và có thể biến mất theo thời gian.

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 3

2.2 Tảo lam

Hay còn được gọi là tảo nhờn.Nguyên nhân là do có quá nhiều nitrat và photphat trong nước bể của bạn và được coi là vi khuẩn lam. Nó phát triển nhanh chóng và rất khó kiểm soát một khi nó bắt đầu. 

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 4

2.3 Tảo đỏ

Tảo đỏ hay còn được gọi là tảo râu, rêu trùm đen.Loại tảo này khó loại bỏ nhất, loại tảo này thường mọc trên thực vật

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 5
5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 8

2.4 Tảo lục

Một số người gọi đây là tảo mọc lông, sợi chỉ, hoặc tảo đốm. Một lúc nào đó bể nào cũng gặp phải tảo lục. Miễn là bạn chăm sóc tốt bể của bạn, nó sẽ không phát triển quá mức. 

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 6

2.5 Tảo Nước xanh :

Còn được gọi là tảo nở hoa, nó biến nước của bạn có màu xanh lục vì nó lơ lửng trong nước thay vì phát triển trên bề mặt. Vì bạn không thể lau hoặc cạo sạch nên những loại tảo này rất khó loại bỏ khỏi bể của bạn. 

5 Nguyên nhân gây lên các loại tảo rêu hại thủy sinh và cách diệt rêu hại 7

3. Các cách diệt rêu hại trong bể thủy sinh

Bạn lau và cạo tất cả những gì bạn muốn, nhưng một số tảo, rêu hại vẫn tồn tại bất chấp nỗ lực của bạn. Hãy xem xét những lời khuyên sau về cách loại bỏ tảo, rêu hại trong bể thủy sinh:

3.1 Vệ sinh nước trong bể của bạn

Đảm bảo kiểm tra nước ít nhất hàng tuần để đo mức độ của nhiều thứ khác nhau, đặc biệt chú ý đến mức độ pH. Nếu bạn thấy chúng có xu hướng gia tăng, hãy tìm hiểu các phương pháp để giảm lượng chất dinh dưỡng dư thừa từ nước. 

Nên thay nước trong bể hàng tuần như “Hướng dẫn cách chăm sóc bể thủy sinh mới setup” mà Aqua Mart đã chia sẻ trong bài viết trước đó.

3.2 Xử lý rêu hại trên cây thủy sinh

Nếu rêu hại phát triển trên lá và thân cây thủy sinh của bạn, hãy tạo thói quen làm sạch chúng thường xuyên. Sử dụng dung dịch như oxy già v.v… nhúng cây trong vài phút nếu cần để tiêu diệt rêu hại. Đảm bảo rằng sau đó cây sẽ được rửa kỹ vì thuốc tẩy có thể giết chết cá của bạn. Điều kiện tốt hơn các bạn nên sử dụng các loại thuốc diệt rêu hại cho hồ thủy sinh để tránh ảnh hưởng đến cá nuôi trong bể..

4. Cách ngăn ngừa tảo rêu hại phát triển

4.1 Vị trí đặt bể thủy sinh

Đặt bể thủy sinh ở một nơi nào đó trong nhà của bạn với ít ánh sáng trực tiếp hơn. Nếu có thể, hãy để bể của bạn tránh xa cửa sổ hoặc đảm bảo bạn có rèm cửa dày để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào. Không để đèn trong bể quá 8-10 giờ mỗi ngày.

4.2 Thức ăn dư thừa

Nguyên tắc chung là nếu cá không ăn thức ăn của mình trong vòng 3-5 phút vì bạn đã cho quá nhiều lượng thức ăn vào trong bể. Tốt nhất nên vớt thức ăn dư thừa ra hoặc nên cắt giảm lượng thức ăn bạn cho vào bể để ngăn tảo phát triển.

4.3 Thay nước định kỳ

Hãy thay nước như hướng dẫn trước đó mà Aqua Mart đã hướng dẫn các bạn để đảm bảo mức độ dinh dưỡng được cân bằng.Theo thời gian, nitrat và photphat tích tụ và có thể góp phần vào sự phát triển của tảo. 

Xem thêm: 5 Điều cần biết để bể thủy sinh đẹp

4.4 Kiểm tra nước định kỳ

Sử dụng các thiết bị kiểm tra mức độ độc hại trong nước, độ pH v.v.. Lúc này chúng ta sẽ tìm phương pháp để làm giảm mức độ ảnh hưởng của môi trường nước. Trên thị trường có một số loại sản phẩm hỗ trợ cho thủy sinh sẽ giúp làm cân bằng hệ thống môi trường nước trong bể thủy sinh

4.5 Sử dụng cá, tép, ốc ăn tảo, rêu hại

Các loài cá như cá bút chì, cá otto hoặc một số dòng cá dọn bể khác, các lại tép cảnh, ốc diệt rêu sống được nhờ vào ăn tảo và rêu hại. Trước khi mua, hãy đảm bảo chúng thích hợp với các giống cá đã có trong bể của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *