Bạn đang cần tìm những loại động vật có thể diệt rêu hại cho bể thủy sinh của bạn? Trong bài viết này, hãy cùng Aqua Mart tìm hiểu cách chọn loại cá cảnh, ốc cảnh tốt nhất cho bể thủy sinh của bạn, cũng như khám phá những loài động vật tốt nhất diệt rêu hại cho bể thủy sinh.
Mục lục
Rêu hại là gì?
Tảo hay rêu hại là một vấn đề vô cùng phổ biến trong bể cá cảnh hay bể thủy sinh nhưng việc loại bỏ nó có thể rất đơn giản như thả vào bể của bạn một vài loài ăn tảo.
Thuật ngũ “ăn tảo”, “ăn rêu hại” được sử dụng để mô tả các loài chuyên ăn tảo, ăn rêu hại. Mà rêu hại hay tảo có thể được coi như một phần thức ăn tự nhiên đối với chúng.
Động vật ăn rêu hại có thể là một số loại cá cảnh hoặc thật chí một số loại động vật không xương sống như : ốc hoặc tôm, tép cảnh. Một số dòng chỉ thích ăn một loại tảo hay rêu hại cụ thể trong khi một số dòng khác ăn tạp hầu như mọi thứ vì thế hãy cẩn thận lựa chọn khi thêm những loài ăn rêu hại vào bể thủy sinh có cây trồng đang phát triển.
Những điều cần lưu ý khi chọn một loại động vật diệt rêu hại cho bể thủy sinh
Trước khi chọn một loài ăn rêu hại cho bể của bạn, bạn cần cân nhắc một số điều. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là trong bể thủy sinh hay cá cảnh của bạn đang có loại tảo hay rêu hại nào?
Nếu bạn đang cần xử lý một loại rêu hại hay tảo cụ thể , tốt nhất nên chọn một loại chuyên ăn loại tảo đó.
Đối với những bể thủy sinh đang có vấn đề về tảo , rêu hại ở quy mô lớn có thể thêm hai hay ba loại ăn tảo khác nhau vào bể (miễn là chúng có thể sống chung với nhau).
Tổng quan nhanh về các loại tảo/ rêu hại:
- Tảo tóc: hay còn gọi nhiều tên khác nhau rêu tóc, tảo sợi, tảo chỉ. Tảo tóc có màu xanh lục nhạt và phát triển thành các sợi nhỏ. Nó phát triển nhanh chóng và bám vào bất kỳ bề mặt nào của bể.
- Tảo nâu: được gọi là tảo cát, rêu nâu, tảo nâu là loại tảo đơn bào có màu nâu. Loại tảo này bắt xuất hiện như một lớp bụi trên bề mặt bể, sau đó biến thành một lớp nền dày trong vài ngày.
- Tảo nhờn nâu: cũng giống như tảo nâu nó là tảo đơn bào, nó là loại cộng sinh – cung cấp chất dinh dưỡng cho các động vật ăn rêu như ốc.
- Tảo lục lam: hay còn gọi là tảo lục, vi khuẩn lam. Tảo lục lam thực sự có màu đỏ hồng trong hầu hết mọi trường hợp. Nó là loại tảo đơn bào lúc đầu xuất hiện một hoặc hai đốm nhưng nhanh chóng lây lan cả bể.
- Tảo râu đen: hay còn gọi là rêu chùm đen thường có màu tím sẫm hoặc đen. Rêu chùm đen thường mọc trên các cây thủy sinh.
- Tảo đốm xanh: với tên gọi khác là rêu đốm xanh loại tảo này phát triển trong bể có ánh sáng mạnh và khó loại bỏ. Nó thường mọc trên thành bể và những cây sinh trưởng chậm.
- Tảo lục: loại tảo này còn được gọi là tảo nở hoa và nó có thể xuất hiện khi bể của bạn hoạt động không đúng chu kỳ hoặc thời gian ánh sáng quá nhiều trong bể.
Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn có thể tham khảo bài viết trước đó của Aqua Mart về nguyên nhân gây lên rêu hại và cách diệt rêu hại như thế nào tại đây.
Khi lựa chọn bất kỳ loài ăn tảo nào bạn cũng phải xem xét về các điều kiện trong bể của mình. Cá, ốc, tôm, tép cảnh đều có yêu cầu riêng về các điều kiện môi trường trong bể. Vì vậy bạn sẽ cần chọn một loại thích hợp với điều kiện bể hoặc thay đổi điều kiện môi trường bể cho phù hợp với chúng.
Cuối cùng, bạn cần xem xét việc chăm sóc chúng có dễ dàng hay không. Một số loài cần được chăm sóc nhiều hơn những loại khác, đặc biệt là khi cho ăn bổ sung. Trừ khi bể của bạn quá nhiều tảo, rêu hại, bạn có thể cần bổ sung thêm chế độ ăn cho chúng bằng một số loại rau củ , tấm tảo và thức ăn viên.
Các loại cá ăn rêu hại tốt nhất cho bể cá của bạn
Một số loài cá nước ngọt ăn thức ăn chính là thực vật trong khi những loài khác thích ăn thức ăn tươi. Cá ăn rêu hại là loại thích ăn thực vật vì vậy chúng đặc biệt thức những thức ăn từ thực vật: tảo, rau củ có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn của chúng.
Hãy tham khảo một số loài dưới đây:
1. Cá bút chì – Siamese Algae Eater
Cá bút chì có tên khoa học là Crossocheilus oblongus. Cá bút chì là một trong những loại cá ăn tảo rêu hại hiệu quả nhất vì chúng có thể ăn được nhiều loại tảo rêu hại. Đặc biệt chúng sẽ ăn một số loại rêu mà những loài ăn rêu khác không ăn như rêu chùm đen.
Cá bút chì là loài cá khá ôn hòa và tương đối dễ chăm sóc nên chúng có thể là lựa chọn tốt cho những người mới bắt đầu chơi cá cảnh để giúp kiểm soát tảo trong bể. Cá bút chì không kén chọn kích thước bể, chúng thích độ pH từ 6,5 – 7, nhiệt độ thích hợp từ 24 – 28°C. Những chú cá này có thể được nuôi trong các bể cộng đồng và dễ chăm sóc miễn là chúng có đủ tảo rêu hại để ăn.
2. Cá may – Chinese Algae Eater
Cá may có tên khoa học là Gyrinocheilos aymonieri. Loài cá ăn rêu hại này tương đối dễ chăm sóc, tuy nhiên những con cá này phát triển khá lớn lên đến 25cm và chúng có xu hướng trở lên hung dữ khi trưởng thành.
Vì lí do trên bên cũng nên cân nhắc khi nuôi loại cá này. Sự hung dữ của chúng cũng có thể là một điều tốt vì chúng là loài cá ăn tảo duy nhất có thể nuôi chung được với các loại cá lớn hung dữ. Độ pH thích hợp từ 6,8 – 7,5. Chúng thích nhiệt độ nước ấm hơn và yêu cầu bổ sung thêm thức ăn ngoài tảo.
Chúng không phải là một trong những loài ăn rêu hại hiệu quả nhất trong danh sách vì chúng có xu hướng lười biếng khi trưởng thành, nhưng chúng có thể ăn các loại rêu hại khác nhau thì còn nhỏ. Bạn cũng có thể tạo nhưng nơi ẩn náu cho chúng như khúc lũa rỗng hoặc hang đá.
3. Cá trực thăng mũi dài – Twig Catfish
Cá trực thăng mũi dài có tên khoa học : Rineloricaria lanceolate. Dòng cá này có cơ thể dài, mỏng và khi trưởng thành độ dài có thể đến 10cm. Cá trực thăng là loài cá ôn hòa, vì vậy chúng có thể nuôi ghép được với 1 số loài cá nhiệt đới ôn hòa khác.
Hiện nay loài cá này ngày càng trở lên phổ biến được nhiều người chơi cá cảnh tìm hiểu về lợi ích khi nuôi chúng. Cá trực thăng thích nuôi theo cặp, độ pH phải từ 6,0 đến 8,0. Chúng không thích nghi tốt với những thay đổi về môi trường nước và nó sẽ ăn hầu hết các loại tảo nhưng vẫn cần bổ sung thêm thức ăn ngoài.
Trong số các loài cá ăn rêu hại thì cá trực thăng là loại cần được chăm sóc kĩ hơn những loài khác. Chúng cũng cần những nơi để trốn trong bể vì nó có xu hướng nhút nhát.
4. Cá Ottos – Otocinclus Catfish
Cá Ottos có tên khoa học là Otocinclus sp. Chúng là một trong những loài ăn rêu nhỏ nhất trong danh sách này, cá ottos có kích thước phát triển lớn nhất khoảng 5cm. Chúng có vẻ ngoài tương tự cá may nhưng chúng thuộc loài cá sống ôn hòa.
Chúng sống tót trong bể cộng đồng với các loài cá cảnh nhiệt đới dạng ôn hòa. Hòa đồng với các loài cá ăn thức ăn tầng đáy khác nhưng bạn không nên nuôi chung chúng với những loài cá lớn hung dữ.
Cá ottos chăm sóc khá dễ khi bể của bạn đảm bảo đủ tảo hay rêu hại cho chúng ăn. Chúng thích hơp trong môi trường nước độ pH từ 6,5 đến 7,5. Loại cá này thích ăn tảo nâu và chúng có thể xử lý một cách nhanh chóng, trước khi tảo nâu trở thành vấn đề lớn trong bể của bạn.
5. Cá trực thăng Whiptail Catfish
Chúng có tên khoa học là : Rineloricaria sp. Là loại cá da trơn, đuôi dài vừa phải, dễ chăm sóc và thuộc loài có tính khí ôn hòa. Những chú cá này có màu sắc trung tính như đen và rám nắng. Chiều dài khi trưởng thành lên đến khoảng 15cm.
Cá trực thăng Whiptail Catfish là loài ăn tạp, vì vậy ngoài ăn tảo, rêu hại ra chúng cũng ăn các thức ăn thừa trong bể. Chúng thích hợp ở độ pH từ 6,5 đến 7,0 . Nhiệt độ nước ưa thích của chúng từ 23 – 26 °C vì chúng là loài cá xuất phát từ vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ.
6. Cá tỳ bà mũi râu – Bristlenose Pleco
Cá tỳ bà mũi lông có tên khoa học : Ancistrus temminckii. Loài cá có đặc điểm với những chiếc râu nhô ra từ phần mồm nên được gọi tên là cá tỳ bà mũi râu. Chúng thuộc loại dễ chăm sóc, chiều dài phát triển đến khoảng 12cm. Là loại cá có thể sống chung với hầu các loại cá nhiệt đới ôn hòa và chịu đựng tốt các loại môi trường trong bể.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đáp ứng điều kiện đúng khi nuôi chúng như độ pH từ 6,5 đến 7,5. Mặc dù chúng sẽ ăn tảo đốm xanh nhưng vẫn cần bổ sung thêm thức ăn dạng viên tảo.
7. Dòng cá Mollies
Các dòng cá Mollies có tên khoa học là Poecilia sphenops. Mặc dù loài này có thể không ăn rêu hại tốt nhất trong danh sách này nhưng chúng vẫn sẽ thỉnh thoảng ăn rêu nếu có. Trong những dòng phổ biến nhất là cá kiếm và cá mún. Cá kiếm trông rất bắt mắt bởi nhiều màu sắc khác nhau và bạn có thể phân biệt giới tính dễ dàng vì con đực sẽ có đuôi hình kiếm dài. Với cá mún cũng đa dạng về màu sắc và hoa văn khác nhau.
Thuộc dòng cá ôn hòa nên có thể nuôi chung với các loại cá khác trong bể thủy sinh. Kích thước trung bình của dòng cá này từ khoảng 2 – 5 cm và chúng thích độ pH từ 7,5 đến 8,5. Một điều nên cân nhắc trước khi nuôi loài cá này vì chúng sinh sản rất nhanh vì vậy bể của bạn phải đủ không gian khi nuôi chúng.
Một số loại ốc diệt rêu hại bạn có thể thử
Bạn có thể nghĩ rằng ốc có thể gây hại trong bể, mặc dù điều đó chắc chắn đúng với một số loài ốc. Nhưng một số dòng ốc cảnh có tác dụng diệt các loại tảo không mong muốn. Dưới đây là năm loại ốc diệt rêu hại mà Aqua Mart muốn giới thiệu đến với các bạn.
1. Ốc Nerite
Ốc Nerite có tên khoa học là Neritina sp.. Loài ốc này được biết đến với hoa văn giống sọc vằn trên vỏ của chúng, ốc nerite là một trong những loài ốc diệt rêu hại yêu thích khi nuôi.
Loại ốc này ăn mọi loại tảo, rêu hại, kể cả những loại khó như tảo đốm xanh chúng cũng xử lý một cách nhanh chóng. Ốc diệt rêu hại nerite chỉ phát triển kích thước hơn 2 cm nên chúng khá nhỏ vì vậy bạn cần cẩn thận khi nuôi chung với các loài cá lớn hoặc cá săn mồi.
Ốc diệt rêu Nerite thích độ pH từ 6,5 đến 8,5 , chúng có thể chịu đựng nhiệt độ từ 18°C – 28°C. Vì vậy loại ốc này có thể thích nghi với đa phần môi trường của bể cá hay bể thủy sinh.
2. Ốc xoắn dẹt Ramshorn
Ốc xoắn dẹt Ramshorn tên khoa học là Planorbidae, loại ốc này được đặt tên theo đúng hình dạng xoắn dẹt của vỏ. Dòng ốc diệt rêu hại Ramshorn có thể ăn nhiều loại rêu hại khác nhau, chúng cũng ăn các thức ăn dư thừa của cá và xác thực vật thối rữa.
Chúng không ăn thực vật sống và sống khá hòa thuận với các dòng cá nhiệt đới những bạn cũng lưu ý khi nuôi ốc Ramshorn với các dòng cá lớn, cá săn mồi vì nó có thể trở thành con mồi ngon của những loại cá này.
Ốc sên Ramshorn có hai màu sắc cơ bản đỏ và đen, chúng phát triển với kích thước khoảng 2cm và chúng thích môi trường nước trung tính khoảng 7,0 pH.
3. Ốc táo
Ốc táo có tên khoa học là Pomacea bridgesii, vì dòng ốc này được bán khi còn nhỏ nên nhiều người không nhận ra rằng ốc táo có thể lớn đến mức nào (chúng có thể lên kích thước của một quả bóng chày)
Những con ốc này có nhiều màu sắc khác nhau, mặc dù màu vàng sáng là phổ biến nhất và chúng ăn hầu hết các loại tảo, rêu hại. Tuy nhiên, chúng ưa thích ăn tảo bám cây thủy sinh, trên bè mặt kính và dưới đáy nền.
Ốc táo thích nhiệt độ nước khoảng 25 °C và nhược điểm của dòng ốc này là chúng sẽ ăn cả thực vật sống vì vậy hãy đảm bảo bạn cho chúng ăn thức ăn bổ sung khi bể của bạn đã trồng cây thủy sinh.
4. Ốc kèn mã lai (Malaysian Trumpet Snail)
Ốc kèn mã lai có tên khoa học là Melanoides tuberculata, chúng là loại ốc ăn rêu hại nhỏ nhất trong danh sách này, ốc kèn Malaysia có chiều dài dưới 2 cm.
Ốc kèn ở Malaysia có màu sắc đa dạng, chúng ăn một số loại tảo khác nhau và chúng không ăn thực vật. Vì vậy chúng khá an toàn cho bể thủy sinh của bạn.
Chúng thích hợp với môi trường nước độ pH từ 7,0 đến 7,5, ốc mã lai rất dễ chăm sóc và chúng sống tốt trong bể cộng đồng với các loại cá hiền lành. Tuy nhiên hãy cẩn thận vì chúng sinh sản rất nhanh. Nhược điểm của loài ốc này là chúng rất hay cày xới nền để tìm kiếm thức ăn, vì vậy hãy cẩn thận khi nuôi chúng trong bể thủy sinh.
5. Ốc sula Rabbit
Ốc sula Rabbit có tên khoa học Tylomelania app., chúng là một trong những loài ốc diệt rêu hại có kích thước lớn có thể lên tới 12cm.
Loại ốc này ngoài trừ thích ăn dòng dương xỉ Java ra thì chúng thường không ăn các loại cây thủy sinh khác, vì vậy hãy lưu ý khi nuôi loài ốc này. Chúng khá dễ chăm sóc, thích nhiệt độ môi trường nước mát từ 20 °C – 25 °C và môi trường nước có độ pH từ 6,5 – 7.5
Chúng cũng thích ăn xác có thực vật thối rữa và các mảnh vụn thức ăn thừa của cá, loài ốc này tốc độ sinh sản khá chậm nên bạn có thể yên tâm khi nuôi chúng.
Một số dòng tép cảnh diệt rêu hại
Tép cảnh là một lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho “diệt rêu hại” trong bể của bạn.Chúng không chỉ ăn những mảnh vụn như thức ăn thừa của cá và thực vật mục nát, mà chúng còn thích tảo , rêu hại.Chỉ cần cẩn thận về việc thêm tép cảnh vào bể của bạn vì những con cá lớn hơn có thể ăn chúng.
1. Tép Amano
Tép amano có tên khoa học Caridina multidentata, dòng tép này rất dễ chăm sóc và vì chúng có kích thước tối đa lên đến khoảng 6cm nên chúng cũng có thể nuôi được trong những bể cá khá nhỏ.
Tép Amano có yêu cầu môi trường nước mềm đến hơi cứng trong khoảng pH từ 6,5 – 7,5. Nhiệt độ môi trường nước có thể từ 18-28 °C , lý tưởng nhất vẫn là 24 °C khi nuôi. Tùy theo kích thước bể nuôi, bạn nên nuôi ít nhất từ 3 – 10 con trở lên để đem lại hiệu quả diệt rêu hại tốt nhất và chúng số hòa đồng với những loài cá ôn hòa kích thước nhỏ – trung bình và chúng có khả năng thành mục tiêu đối với những loài cá lớn và hung dữ.
Ngoài việc ăn tảo, dòng tép này cũng sẽ ăn thức ăn thừa của cá và các mảnh vụn thực vật khác trong bể.
2. Tép anh đào
Tép anh đào có tên khoa học là Neocardidina denticulata sinensis, dựa theo đặc điểm màu sắc của chúng nên được đặt tên là tép anh đào. Là một loài tép cảnh được nhiều người ưa thích và một trong những loài tép diệt rêu hại tuyệt vời để bổ sung cho bể thủy sinh của bạn.
Những chú tép này hoạt động tốt trong nhóm từ 2 – 4 con nếu chúng được nuôi trong bể có dung tích ít nhất 10 gallon (38 lít). Chúng thích nước có độ pH từ 6,0 đến 8.0 và KH từ 3 – 10, nhiệt độ môi trường khi nuôi từ 25°C – 27 °C.
Tôm anh đào rất dễ chăm sóc miễn là chúng có tảo, rêu hại để ăn, mặc dù chúng cũng có thể ăn các mảnh vụn thức ăn dư thừa.
Loài này có xu hướng phát triển mạnh trong các bể thủy sinh và chúng có thể hòa hợp với những cư dân sống trong bể, mặc dù chúng có thể trở thành con mồi cho những loài cá lớn hơn và ăn thịt như cá nóc và cá chạch. Tốt nhất là nuôi chúng với những con cá nhỏ hơn.
3. Tép ma
Tép ma có tên khoa học là Palaemonetes sp., chúng được đặt tên là tép ma vì đặc điểm bên ngoài trong suốt của chúng. Tép ma cũng ăn tảo nhưng chúng không hoàn toàn hiệu quả như tép amano hoặc tép anh đào.
Mặc dù cơ thể chúng trong suốt, chúng có một đốm màu cam, vàng hoặc xanh ở giữa đuôi của chúng để dễ dàng có thể nhận biết được. Tép ma có chiều dài lên đến 5cm và chúng rất dễ chăm sóc, thích hợp với nhiệt độ từ Những chú tép này hoạt động tốt trong nhóm từ 2 – 4 con nếu chúng được nuôi trong bể có dung tích ít nhất 10 gallon (38 lít). Chúng thích nước có độ pH từ 6,0 đến 8.0 và KH từ 3 – 10, nhiệt độ môi trường khi nuôi từ 25°C – 28 °C. và độ pH từ 6,5 đến 8,0.
Loại tép này sống hòa bình trong tự nhiên và chúng trở thành động vật ăn xác thối tuyệt vời cho bể cộng đồng khi được nuôi chung với các loài nhỏ.
4. Tép tre
Tép tre hay tôm vợt châu á có tên khoa học tyopsis moluccensis, tép tre có màu nâu đỏ kèm sọc trắng. Dòng tép này có chiều dài từ 5 -7cm vì thế chúng là loài tép ăn rêu hại lớn nhất trong danh sách này.
Chúng yêu cầu thích thước bể ít nhất 20 gallon (76lit) với độ pH từ 7,0 – 7,5, môi trường nước hơi cứng và chất lượn nước cao.
Tép tre khá dễ chăm sóc miễn là chúng có nhiều tảo để ăn và mảnh vụn thức ăn. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thức ăn dạng tảo cho chúng. Loài tép này có bản chất ôn hòa nên chúng có thể sống chung với các dòng cá nhỏ.
Loại ăn tảo, rêu hại nào tốt nhất?
Loài ăn rêu hại tốt nhất cho bể của bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tô đã thảo luận ở trên – loại tảo hay rêu hại đang có trong bể của bạn, kích thước bể và điều kiện trong bể và bất kỳ loại động vật khác trong bể mà bạn đang nuôi.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là nghiên cứu các loại phù hợp nhất với bể của bạn, rất mong bài viết Aqua Mart chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những loại có thể diệt rêu trong bể thủy sinh.