Bố cục thủy sinh mở ra một thế giới đầy sáng tạo và nghệ thuật sắp xếp thực vật (cây thủy sinh) , bố cục (đá và lũa) trong bể cá. Có rất nhiều ý tưởng về cách thiết kế một bể thủy sinh trồng cây, giới hạn duy nhất là khả năng sáng tạo của mỗi người.
Trong bài viết này Aqua Mart chia sẻ với bạn về những bố cục thủy sinh phổ biến nhất hiện nay để các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực nghệ thuật thiết kế thủy sinh với hy vọng sau bài bài viết này các bạn có thể tự thiết kế cho mình một bố cục thủy sinh đẹp theo phong cách của mình.
Mục lục
Bố cục thủy sinh là gì?
Bố cục thủy sinh (Aquascaping) là kỹ năng bố trí sắp xếp các vật liệu cứng như đá thủy sinh, lũa thủy sinh và các loại cây thủy sinh khác nhau trong hồ hoặc bể cá. Thiết kế bố cục thủy sinh có rất nhiều kiểu khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp, một số bố cục mất rất nhiều thời gian để hoàn thành.
Một số chuyên gia thủy sinh dành hàng tháng trời để vẽ ra các thiết kế cho bố cục thủy sinh của họ. Tuy nhiên, mục tiêu chính là tạo ra một cảnh quan đẹp dưới nước trong thiết kế bố cục của bể thủy sinh. Kèm theo sự sắp xếp bố cục sẽ phải tính toán đi cùng với bộ lọc nào cho bể cũng như loại đèn hỗ trợ quá trình quang hợp và sự triển của thực vật (cây thủy sinh).
Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm vì ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của thực vật trong bể cá. Tuy nhiên, ánh sáng cũng thúc đẩy sự phát triển của tảo không mong muốn trong quá trình chơi thủy sinh. Việc duy trì bể thủy sinh có thể khá khó khăn, đặc biệt là khi đối mặt với sự phát triển của tảo. Để diệt tảo và rêu hại, người chơi thủy sinh cũng bổ sung các sinh vật khác nhau như tôm và cá ăn tảo.
Các loại bố cục thủy sinh đẹp
1. Bố cục thủy sinh tự nhiên (Natural Aquascape)
Natural Aquascape còn được gọi là phong cách thủy sinh tự nhiên và nó được Takashi Amano giới thiệu lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 20. Nó bắt chước cảnh quan thiên nhiên trong bể cá bằng cách sử dụng đá hoặc lũa làm trung tâm. Nó rất giống những khu vườn kiểu Nhật nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái yên bình.
Phong cách này là một trong những phong cách khó nhất, vì nhiều lớp cần phải kết hợp hài hòa với nhau để có một thiết kế gắn kết.Rất ít loài thực vật được sử dụng trong phong cách này, hầu hết là rêu hoặc thực vật trải thảm. Phong cách này đòi hỏi phải bảo dưỡng rất nhiều thông qua việc cắt tỉa và thay nước thường xuyên.
2. Bố cục thủy sinh Iwagumi (Iwagumi Aquascape)
Đây là một bố cục thủy sinh tự nhiên mang đậm phong cách Nhật Bản. Còn được gọi là phong cách Zen của Nhật Bản, bể phong cách thủy sinh Iwagumi rất tối giản. Mặc dù phong cách này trông có vẻ dễ dàng, nhưng việc nắm bắt được phong cách đơn giản này khó hơn vẻ ngoài của nó.
Nó chủ yếu sử dụng đá để tạo nên điểm nhấn chính trong bể thủy sinh.Bạn sẽ chỉ nhìn thấy một vài loài thực vật, thường chỉ là một hoặc hai loại cây trải nền. Các cây trồng cũng như bố cục đá thường được sắp xếp theo kiểu không đối xứng. Mục đích là để mang lại cảm giác yên bình, tĩnh lặng và trong bể chỉ nuôi ít cá nhỏ.
3. Bố cục thủy sinh Hà Lan (Dutch Aquascape)
Phong cách thủy sinh Hà Lan được lấy ý tưởng từ văn hóa cắm hóa và trồng cây phổ biến ở Hà Lan. Phong cách này được sử dụng phổ biến nhất trong các bể cá lớn do thực tế phải sử dụng nhiều loại cây thủy sinh khác nhau và nó đòi hỏi nhiều không gian của bể thủy sinh. Trái ngược với phong cách Iwagumi và Phong cách tự nhiên, phong cách Hà Lan không sử dụng như lũa thủy sinh hoặc đá mà chỉ sử dụng cây thủy sinh. Bố cục thủy sinh này tạo lên một thảm thực vật dày đầy màu sắc vô cùng hấp dẫn người chơi thủy sinh.
4. Bố cục thủy sinh Đài Loan (Taiwanese Style)
Phong cách thủy sinh Đài Loan này hiện giờ không còn phổ biến nữa nhưng vẫn có một số người vẫn thích thiết kế bố cục theo phong cách này. Bố cục thủy sinh Đài Loan kết hợp các yếu tố của phong cách tự nhiên, Iwagumi hoặc phong cách Hà Lan. Bố cục trong bể sử dụng các bức tượng nhỏ, đồ trang trí khác nhau v.v. trong bể để tạo cảm giác sống động. Chỉ cần đảm bảo rằng những đồ trang trí này bạn sử dụng sẽ không có bất kỳ chất độc hại nào khi trang trí trong nước.
5. Bố cục thủy sinh Rừng (Jungle Style)
Phong cách thủy sinh này là một thách thức thực sự đối với những người chơi thủy sinh thiếu kinh nghiệm. Bố cục thủy sinh rừng kết hợp một số đặc điểm của phong cách Hà Lan và phong cách Tự Nhiên. Đúng như tên gọi của phong cách, bể thủy sinh phong cách rừng mô phỏng vẻ ngoài hoang dã và phong cách này không cần phải cắt tỉa cây định kỳ, các cây thậm chí còn được phép vươn lên bề mặt và xa hơn nữa.
6. Bố cục thủy sinh Biotop (Biotope Style)
Bể thủy sinh Phong cách biotope mô phỏng một môi trường sống dưới nước tại một vị trí địa lý cụ thể. Từ cá đến thực vật, đá, chất nền, lũa, dòng nước, và thậm chí các thông số nước của một môi trường dưới nước để cố gắng tái tạo lại cho giống môi trường tự nhiên.
Bố cục thủy sinh theo phong cách riêng của bạn
Như vậy, Aqua Mart đã chia sẻ đến với các bạn 6 phong cách thiết kế bố cục khi chơi thủy sinh, chúng có những thiết kế từ đơn giản cho đến phức tạp. Khi chơi thủy sinh đòi hỏi các bạn phải dành thời gian để bảo trì bể định kỳ theo tuần và tháng để đảm bảo môi trường nước được ổn định. Hy vọng bài viết này có thể định hướng được phong cách chơi dành các bạn. Chúc các bạn thành công!