“Bánh mỳ” từ khoá đột nhiên lọt vào Top 1 tìm kiếm trên Google tại Việt Nam vào thời điểm mùa Covid đang cao trào.Tại sao chúng ta không đẩy mạnh phong trào làm bể thủy sinh tại nhà lên cao nhỉ?Để những từ khóa như “cách làm bể thủy sinh“, “setup bể thủy sinh“, “lũa thủy sinh“, “đá thủy sinh” lọt vào top trend của Google Việt Nam.
Để đẩy mạnh phong trào Aqua Mart tiếp tục chia sẻ đến với các bạn các bước cực kỳ đơn giản để setup bể thủy sinh.Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây và rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Mục lục
1. Bước 1. Chuẩn bị bể thủy sinh để setup
Tùy theo vị trí không gian của nơi bạn muốn để bể thủy sinh vì vậy các bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng kích thước bể khi mua về quá to hoặc nhỏ so với vị trí muốn đặt.Bể thủy sinh các bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng aqua với các kích cỡ có sẵn hoặc có thể đặt làm theo kích cỡ tại các cửa hàng dán bể cá cảnh uy tín.Nên đặt bể cá tránh xa những nơi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ không tốt cho môi trường của bể sau này.
2. Bước 2. Tạo lên bố cục cho bể thủy sinh
Tạo bố cục khi setup bể thủy sinh là bước mệt đầu nhất nó giống như một bộ môn trí tuệ khi các bạn phải sắp xếp sao cho lũa đá ở bể sao cho thật tinh tế nhất.Bài viết này mình chỉ hướng dẫn cách xếp đơn giản nhất cho các bạn mới tập chơi còn muốn level cao hơn mọi người có thể lên Youtube tìm kiếm những dạng bể hardscape.
2.1 Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- Lũa thủy sinh
- Đá thủy sinh
- Cát thủy sinh
- Sỏi nhỏ thủy sinh
Sau khi chuẩn bị nguyên vật liệu xong chúng ta bắt đầu trải lớp cát nền khoảng 1cm và phủ lên trên đó lớp sỏi khoảng 4cm đủ chiều cao của lớp nền sau này có thể cắm cây trồng.
Công việc tiếp theo là sắp xếp lũa đá vào bể.Đặt ghép lũa và đá vào bể sao cho hợp lý, mới chơi lúc đầu nên chọn những khúc lũa có hình dáng sẵn thì sẽ dễ làm hơn.Sau một thời gian chơi thủy sinh các bạn sẽ có cái nhìn tinh tế hơn và cách tạo bố cục sẽ dần dần được tốt hơn lúc ban đầu mới chơi thủy sinh.
3. Bước 3. Trồng cây thủy sinh vào bể
Cho một lượng nước vừa phải vào bể để trồng cây, nên cho nước từ từ vào bể để tránh bị xáo trộn nền cát và sỏi với nhau.Các bạn có thể sử dụng đĩa hay tấm nilong trải lên trên bề mặt nền rồi cho nước vào để tránh bị xối nền trong bể.
3.1 Chuẩn bị cây thủy sinh:
Các bạn bỏ cây ra khỏi chậu nhựa và tách bỏ giá thể ra khỏi cây.Vệ sinh rửa sạch qua cây thủy sinh , tiến hành cắt ngắn rễ và tách chia nhỏ cây , sắp xếp sao cho phù hợp theo nhóm cây trồng.Sử dụng nhíp thủy sinh để có thể dễ dàng trồng cây vào trong bể.
3.2 Giữ ẩm cho cây khi trồng
Trong quá trình trồng cây vào bể thủy sinh rất mất thời gian, thỉnh thoảng bạn hãy nhớ phun nước để giữ ẩm để tránh cây bị khô ảnh hưởng đến lá của cây thủy sinh.
3.3 Tiến hành cho nước vào bể thủy sinh
Đây cũng là khâu gần cuối của setup bể thủy sinh rồi.Các bạn hãy từ từ cho nước vào bể, tránh để nước xả trực tiếp vào cây hoặc lớp nền của bể.Nước có thể sẽ hơi đục trong vài ngày.Các bạn đừng lo lắng khi vi sinh trong nước ổn định nó sẽ trở nên tốt hơn.
4. Chăm sóc định kỳ bể thủy sinh
Để đỡ mất thời gian tắt bật đèn, các bạn nên sắm thêm một chiếc đồng hồ hẹn giờ tắt bật đèn.Thời gian lúc đầu các bạn nên để đèn khoảng 6 tiếng mỗi ngày trong ba tuần đầu tiên.
Sau đó bắt đầu tăng dần lên tối đa 8 tiếng mỗi ngày.Hãy nhớ rằng chỉ tối đa 8 tiếng ánh sáng đèn mỗi ngày thôi nhé.Quá nhiều thời gian đèn cho bể có thể dẫn đến sự phát triển của tảo và các loại rêu hại.
Hãy nhớ thay nước định kỳ, bổ sung dinh dưỡng sau mỗi lần thay nước để cây của bạn có thể được phát triển khỏe mạnh.
Tận hưởng thành quả bể thủy sinh sau 3 tháng chăm sóc, trông thật tuyệt phải không các bạn?
Như vậy, Aqua Mart đã giới thiệu đến với các bạn các bước đơn giản để setup bể thủy sinh.Mọi ý kiến đóng góp của các bạn để bài viết được tốt hơn nữa.Cám ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Nguồn tham khảo: Tropica
Biên tập: Aqua Mart